QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐẤT VÀ CHĂM SÓC ỚT CHO NĂNG SUẤT CAO

QUY TRÌNH XỬ LÝ ĐẤT VÀ CHĂM SÓC ỚT CHO NĂNG SUẤT CAO
Wednesday,
07/09/2022
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, vì thế diện tích trồng ớt ở nước ta hiện nay đang được mở rộng ở nhiều tỉnh thành. Cây ớt có ưu điểm là thời gian trồng ngắn nên dễ thu hồi vốn. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng cần tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chăm sóc như sau.

Thời vụ trồng ớt

Vụ sớm: gieo T8 - T9, trồng T9 - T10, thu hoạch T12 - T1 đến T4 - T6 năm sau.

Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 - T11, trồng T11 -T12, thu hoạch T2- T3 trở đi.

Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 - T5, trồng T5 - T6, thu hoạch T8 - T9 trở đi

Xử lý đất

Xu-ly-dat-truoc-khi-trong-ot

Xử lý đất trước khi trồng ớt

Sau khi thu dọn xong toàn bộ tàn dư trên đồng ruộng, bà con tiến hành cày, phay toàn bộ diện tích đất đã trồng vụ trước. Tiếp đến, bà con cần tiến hành phơi ải đất trong khoảng 7-10 ngày để diệt mầm mống sâu bệnh hại còn sót lại trên đất.

Sau khi phơi đất xong, bà con tiến hành dùng vôi bột. Bà con lưu ý ưu tiên sử dụng vôi nung từ đá vôi để có hàm lượng canxi cao. Lượng vôi bột cần sử dụng cho 1000m2 là 50-70kg rắc đều lên toàn bộ bề mặt đất. Trong trường hợp vụ trước cây bị sâu bệnh gây hại nặng thì lượng vôi bột dùng có thể tăng lên 70-100kg/1000m2.

Tiếp theo, bà con cần phun thuốc bảo vệ thực vật để khử trùng toàn bộ diện tích đất. Sau đó, bà con tiếp tục phơi vườn thêm 5-7 ngày nữa rồi mới tiến hành cày phay lại đất để chuẩn bị trồng vụ mới.

Cuối cùng, bà con cần tiến hành bón bổ sung thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế hoai mục và bón lót lân, NPK trước khi trồng để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng sau này. Sau đó, bà con nên dùng máy cày phay đảo đều đất với phân bón lót.

Quy trình chăm sóc

- Phân bón gốc: 1000m2

Bón lót: 1 - 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg humic

Bón thúc lần 1: (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg humic

Bón thúc lần 2: (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.

Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g humic ngâm chung để tưới 5 - 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).

- Phân bón lá:

Bon-phan-cho-cay-ot

Bón phân cho cây ớt

Ngoài những lần bón phân thúc chính thức, bà con cần dùng thêm phân bón lá. Việc sử dụng phân bón lá là nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhờ thế làm tăng giá trị thương phẩm của nông sản. Ngoài ra, sử dụng phân bón lá còn giúp tăng sức để kháng cho cây với sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết bất lợi.

Bà con cần tránh lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng nhất là vào giai đoạn cây đang nuôi trái. Do ớt là cây dễ mẫn cảm với bệnh, nếu cây bị bệnh năng suất giảm và phẩm chất trái cũng giảm theo.

Vào giai đoạn trái đang phát triển: cây ớt cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái.

Bà con cũng cần lưu ý phòng bệnh thán thư thối trái ớt cho cây bằng sử dụng dòng nano đồng và bạc đồng phun phòng định kỳ 10-15 ngày. Khi cây có biểu hiện hoặc bị bệnh bà con cần xử lý biện pháp hóa sinh kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bà con cũng cần kiểm tra và chủ động phòng ngừa bọ trĩ thường xuyên cho cây.

Như vậy chúng tôi vừa chia sẽ đến bà con quy trình xử lý đất và chăm sóc ớt để cây đạt được năng suất cao. Bên cạnh đó, để cây ớt khỏe mạnh, ít bệnh, bà con tham khảo thêm biện pháp phòng trừ bệnh khảm virus trên cây ớt. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: