BIỆN PHÁP CẢI TẠO TĂNG ĐỘ PHÌ NHIÊU CHO ĐẤT

BIỆN PHÁP CẢI TẠO TĂNG ĐỘ PHÌ NHIÊU CHO ĐẤT
Friday,
27/08/2021
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Đất là môi trường, là nền tảng thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Đất không chỉ cung cấp nước, khí ôxi mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Vì vậy, bảo vệ đất và cải tạo độ phì nhiêu cho đất sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Độ phì nhiêu của đất là gì?

do-phi-nhieu-cua-dat

Độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất là tổng hợp các điều kiện, yếu tố thiết yếu của đất nhằm đảm bào cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Độ phì nhiêu của đất thể hiện ở khả năng cung cấp đủ nước, khí ôxi và chất dinh dưỡng cho cây trồng, không bao gồm các chất có hại cho cây, nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao.

Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất được thể hiện ở:

+ Độ tơi xốp của đất, với hơn 50% thể tích là kẽ hở, đủ để chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của cây và vi sinh vật phát triển.

+ Giàu các nguyên tố dinh dưỡng để nuôi cây trồng.

+ Giàu các chất hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây và cho các vi sinh vật sống trong đất.

+ Khả năng trao đổi ion cao để giữ gìn dinh dưỡng cho đất và cung cấp cho cây.

+ Giàu vi sinh vật có ích trong đó có vi sinh vật tạo dinh dưỡng và vi sinh vật đối kháng.

Nguyên nhân đất bị giảm độ phì nhiêu

Đất mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng

dat-mat-dinh-duong-do-thu-hoach-cay-trong

Đất mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng

Cây phát triển nhờ chất dinh dưỡng do đất cung cấp. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch thì chỉ phế phẩm nông nghiệp được để lại trên đồng để trả lại dinh dưỡng cho đất. Trong một số trường hợp, các phế phẩm này còn tiếp tục được tận dụng làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt hoặc bị đốt bỏ tại nơi canh tác.

Xói mòn đất canh tác

Trong quá trình người dân canh cách, vẫn xảy ra tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi làm cho một lượng chất dinh dưỡng đáng kể cũng bị mang theo dẫn đến đất thiếu hụt dinh dưỡng và giảm độ phì nhiêu, điều đó làm giảm năng suất và phẩm chất nông sản.

Sự chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành dạng khó tiêu

Việc nông dân sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn nhu cầu của cây làm cho các chất hóa học tồn tại trong đất kết hợp các thành phần và điều kiện trong đất dẫn đến việc chuyển đổi các chất này thành dạng khó tiêu, thường xảy ra với nguyên tố P và các nguyên tố vi lượng.

Sự bay hơi

Sự bay hơi của các thành phần trong đất, đặc biệt đối với chất đạm có thể làm mất đến 50% lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất, làm đất giảm dinh dưỡng và độ ẩm, giảm độ phì nhiêu của đất.

Thấm sâu xuống khỏi vùng rễ

Các chất dinh dưỡng trong đất đôi khi bị thấm sâu và vượt khỏi vùng rễ của cây trồng. Thường xảy ra đối với các nguyên tố K, Mg, Ca, B và N.

Biện pháp cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất

Làm ruộng bậc thang đối với các vùng đất dốc để hạn chế xói mòn

lam-ruong-bac-thang

Làm ruộng bậc thang

Ở các vùng đất dốc, việc tạo thành bậc thang trên các cánh đồng là biện pháp hữu hiệu để chống xói mòn, làm cho dinh dưỡng trong đất không bị mất đi, đảm bảo được độ phì nhiêu của đất.

Trồng xen canh, luân canh để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi

Bà con cũng nên kết hợp với các biện pháp canh tác khác như trồng xen canh, luân canh cây trồng giúp đa dạng hóa hệ sinh thái cây trồng nhằm bảo vệ đất và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế được các loài cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Bà con có thể trồng luân canh với các loài cây họ đậu nhằm tăng hoạt động của các loài vi sinh vật cố định đạm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.

Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với các vùng đất phèn nhằm rửa phèn

Ở những nơi đất bị nhiễm phèn, bà con cần rửa phèn cho đất nhằm giảm phèn, giúp đất giữ được dinh dưỡng và độ phì nhiêu, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Quản lý nguồn nước tưới

Để tăng độ phì nhiêu cho đất, bà con cần phải đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu thông qua một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh. Khi đất có đủ nước, độ ẩm tăng, đất tơi xốp hơn, là điều kiện thuận lợi để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Bón vôi để giảm độ chua cho đất đối với các vùng đất có độ pH thấp

bon-voi-cho-dat

Bón vôi để giảm độ chua cho đất

Ở những vùng đất bị chua, bà con cần bón vôi nhằm giúp cải tạo đất, trung hòa độ Ph, từ đó tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Lưu ý khi làm đất

Trong quá trình canh tác, khi nhận thấy đất khô, cứng chính là đất đã giảm độ phì nhiêu, khi đó bà con cần lưu ý không xới xáo quá nhiều có thể làm cho nước bị bốc hơi, nhất là khi thời tiết khô hạn. Bà con chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước cho cây.

Ngoài ra bà con cũng cần kết hợp bón phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế… Thêm vào đó, bà con có thể sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

Độ phì nhiêu của đất quyết định năng suất cây trồng. Tùy theo đặc điểm của đất nơi bà con đang canh tác mà có biện pháp phù hợp để duy trì và bảo vệ độ phì nhiêu cho đất.

Nguồn: VTNN Bích Trâm tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: