Cách điều trị bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Cách điều trị bệnh đen lá trên cây hồ tiêu
Tuesday,
05/12/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu rất thường hay xuất hiện, chúng gây ra sự hư hại cho lá. Nếu bà con tiếp tục kéo dài bệnh này mà không điều trị cho cây, sẽ dẫn đến cây bị thối lá, rễ, và thậm chí là bị chết, vì vậy mà việc trị bệnh là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này sẽ giúp bà con hiểu bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là gì, những tác hại và cách điều trị cho cây.

1. Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là gì?

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là loại bệnh xuất hiện các vết đen trên lá cây. Vị trí xuất hiện các vết thường là ở giữa lá, hay ở chóp lá có những đốm vàng, nhỏ, sau đó dần dần biến thành màu nâu, và đen. Ban đầu xuất hiện những đốm hoại tử này sẽ có đường kính 1 mm, sau đó dần dần đường kính của đốm sẽ to lên. Khi vết bệnh trên lá hồ tiêu chuyển sang màu xám, cùng các vòng tròn đồng tâm, tức là bệnh đang rất nặng. 

>>> Xem thêm: Phòng trừ dịch hại cây hồ tiêu khi thời tiết thay đổi thất thường

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu gây hại trên các cành nhánh, sau đó làm đốt thân nâu đen rụng dần từ ngọn trở xuống, cuối cùng là làm tán tiêu trơ trụi.

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là gì?

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là gì?

2. Cách phân biệt bệnh thán thư và bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Hầu hết các bà con mới trồng tiêu, thường sẽ bị nhầm lẫn giữa bệnh thán thư, và bệnh đen lá. Bà con hay cho rằng hai loại bệnh này là một bởi vì chúng có những dấu hiệu gần giống như nhau, nên rất dễ gây ra sự nhầm lẫn.

Với bệnh đen lá trên cây hồ tiêu sẽ có những vết bệnh lấn sâu vào bên trong lá, nhưng không có xuất hiện viền bao quanh để chia ra phần bị bệnh, và không bị bệnh. Ngược lại, bệnh thán thư sẽ xuất hiện những dấu hiệu ở trên.

Đối với bệnh đen lá có các vết bệnh già hơi bạc, và không có những quầng đen viền quanh như bệnh thán thư trên lá. Loại bệnh này thường làm cho tán lá bị yếu đi. 

3. Tác hại của bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu sẽ làm cho lá cây bị cháy đen, lá trên cây sẽ bị rụng rất nhiều. Ngoài ra, khi bệnh xuất hiện và kéo dài cũng gây ra cho hoa và hạt tiêu bị đen, thối và rụng.

Tác hại của bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Tác hại của bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là do một loại nấm có tên là Lasiodiplodia theobromae gây ra. Loại nấm này tồn tại ở dạng sợi, hay bào tử trên tàn dư của cây tiêu bị bệnh. Đây là loại bệnh bị cháy lá rất phổ biến, và thường gặp tại các vườn tiêu. Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu phát sinh nhiều vào thời tiết có màu mưa, hay độ ẩm của vườn tiên cao cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đen lá. Với thời tiết nắng nóng quá mức, hay cây có bộ rẽ bị ngập nước cùng là điều kiện cho loại nấm này gây bệnh trên lá của cây tiêu.

>>> Xem thêm: Nên lựa chọn trụ tiêu nào khi trồng

4. Bệnh pháp phòng và trừ bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

4.1 Các điều cần phải làm để phòng bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Khi trồng cây hồ tiêu cần phải lựa chọn mật độ thích hợp để trồng, vì khi vườn tiêu có quá nhiều cây với mật độ dày, điều này sẽ làm cho cây không có sự thông thoáng. 

Nên trồng cây che bóng để vườn tiêu luôn được sạch sẽ khi mùa mưa đến. Nhưng khi cây che bóng có quá nhiều cành che đi ánh sáng của cây hồ tiêu, lúc đó bà con cần phải cắt tỉa bớt. 

Cần vệ sinh sạch sẽ cho vườn tiêu của bà con nông dân.

Thường xuyên đi thăm vườn để xem tình hình phát triển của cây hồ tiêu. Khi bà con thấy những cành lươn, cành bị xà xuống mặt đất, hãy cắt tỉa những cành cây đó ngay, mục đích là để giúp cho gốc tiêu trong vườn được thông thoáng. 

Thường xuyên chăm sóc vườn tiêu của mình, và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cây luôn được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất. Bổ sung đầy đủ các chất hữu cơ, và vô cơ để tạo độ phì nhiêu cho đất, tủ thêm rơm rạ, xác cây đậu. Làm như vậy sẽ giúp cho cây được khoẻ, và  hạn chế đi những rủi ro gây bệnh trên cây hồ tiêu.

Phòng bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Phòng bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Nếu cây tiêu trong vườn của bà con bị bệnh, bà con cần phải cắt bỏ đi những lá, cành, hay nhánh bị bệnh, tập trung tiêu huỷ những lá bị hư ngay để không cho cơ hội lây lan sang những lá khác, hay cây khác ở trong vườn.

Bà con tuyệt đối không sử dụng các loại vòi nước có áp lực tưới mạnh để tưới trực tiếp vào cây, bồn cây, hay gốc của cây hồ tiêu.

Sử dụng các loại thuốc trị bệnh cho lá cây khi bị bệnh đen lá trên cây hồ tiêu.

>>> Xem thêm: Cập nhật giá tiêu mới nhất - Giá tiêu 2023 mới nhất

4.2. Cách trị bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Để trị được bệnh hiệu quả bệnh đen lá trên cây hồ tiêu, bà con nên sử dụng loại thuốc PRIAXOR 500SC. Thuốc có hai hoạt chất mới đó là Fluxapyroxad và Pyraclotropin giúp chữa bệnh đen lá trên cây hồ tiêu. Hai hoạt chất mới có trong thuốc là loại mới nhất tại Việt Nam, và trên thế giới chỉ mới vừa phát minh ra để giúp trị bệnh đen lá.Trong thuốc chứa 167g/L Fluxapyroxad, và 333g/L hoạt chất Pyraclotropin. 

Cách sử dụng của loại thuốc này rất đơn giản, cứ 1ml thuốc PRIAXOR 500SC thì pha thêm 1 lít nước, và phun đúng định kỳ cứ cách  10-20 ngày, bà con lại phun 1 lần. Khi dùng loại thuốc này trị bệnh đen lá trên cây hồ tiêu, cần pha đúng liều lượng cũng như định kỳ phun cho cây.

Qua những chia sẻ trên mong sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh đen lá trên cây hồ tiêu, và cách trị bệnh đen lá này. Mong bà con sẽ có một mùa thu hoạch hoạch bội thu, và đạt năng suất cao.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: