CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG LÀ GÌ? CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG

CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG LÀ GÌ? CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG
Monday,
06/11/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Giai đoạn hình thành và phát triển cơi đọt sầu riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định thành công của vụ mùa. Vì vậy, bà con cần tập trung vào việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ cho cây và chuẩn bị tốt cho mùa vụ sắp tới để đạt được năng suất cao. Vậy cơi đọt sầu riêng là gì? Chu trình phát triển của cơi đọt ra sao? Trong bài viết này, bà con hãy cùng Nông dược Bích Trâm tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

I. CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG LÀ GÌ? MỘT CƠI ĐỌT KÉO DÀI BAO LÂU?

1. Cơi đọt sầu riêng là gì? Chuẩn bị làm cơi đọt sầu riêng

Cơi đọt sầu riêng sẽ được tính từ lúc đọt vừa nhú đến khi lá già và chuẩn bị cơi mới.

Đầu tiên, bà con cần quan sát khoảng cách giữa đọt già và đọt non để kiểm tra xem có cách xa quá không. Điều này giúp xác định độ già và đồng loạt của đọt. Sau đó, kích thích sự phát triển của cơi đọt sầu tiếp theo. Nếu thấy các cơi đọt chưa phát triển đồng đều, điều chỉnh lá lụa già để tăng tốc quá trình phát triển, đồng thời sử dụng phân MKP để chặn cơi đọt già và làm cho quá trình làm giá lá non diễn ra nhanh hơn. Điều này cũng giúp làm chậm lại quá trình phát triển của cơi già, đảm bảo cơi già và cơi non phát triển đều hơn.

Coi-dot-sau-rieng-là-gi-?-Chuan-bi-lam-coi-dot-sau-riengCơi đọt sầu riêng là gì? Chuẩn bị làm cơi đọt sầu riêng

Trong giai đoạn già của cơi đọt, bà con có thể tạo thêm cơi đọt sầu riêng mới cho cây. Đối với các vườn sầu riêng có tán lớn, người trồng cần tiến hành rửa cây, loại bỏ rong rêu và tiến hành sát khuẩn. Điều này giúp hạn chế nấm bệnh cho cây khi cây ra hoa và đậu trái.

Thuốc sử dung trong thời điểm này chủ yếu là gốc đồng (Cu) hoặc Mancozeb. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng Nano Cu pha với 200-250 lít nước để sát khuẩn, trừ nấm, tẩy rong rêu cho cây sầu riêng ở giai đoạn này.

Tùy thuộc vào khí hậu, đặc điểm địa hình và cách chăm sóc, cây có thể ra đọt 2, 3 hoặc 4 lần mỗi năm. Trong quá trình cơi đọt, cơi đọt trước khi cây ra hoa là rất quan trọng. Cơi đọt này cần có kích thước lớn, mạnh mẽ để tích trữ dưỡng chất và thúc đẩy quá trình nuôi bông và đậu trái sau này. Một cơi đọt đẹp có thể làm cho quá trình phân hóa hoa diễn ra chậm hơn. Mặc dù cây sẽ ra hoa ít hơn so với cây có ít lá, nhưng tỷ lệ đậu trái sẽ cao hơn. Điều này không đáng lo ngại, vì thường phải tiến hành tỉa bỏ 50 - 70% lượng bông sau đó.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật xử lý cây đi đọt giúp sầu riêng tròn trái, xanh gai

2. Một cơi đọt kéo dài bao lâu? Tính từ thời gian nào và làm sai nhận biết được?

Thời gian 1 cơi đọt sầu riêng kéo dài từ 2-3 tháng tùy theo độ tuổi và lực của cây.

Trung bình 1 năm cây sầu riêng sẽ có 4-6 lần đi đọt. Vậy thì sẽ có 4-6 chu kì phun sâu rầy - dưỡng lá và 4-6 chu kì bỏ phân cho cây.

II. CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG LÀ GÌ? CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG

Chu trình phát triển của cơi đọt gồm các giai đoạn nhỏ như sau:

1. Giai đoạn nhú cơi

Giai đoạn nhú cơi: là thời điểm cây mới hình thành cơi đọt và hoàn toàn phụ thuộc vào cây mẹ để cung cấp dinh dưỡng, không có khả năng tự nuôi ra.

Sau khi cắt cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, bà con mong đợi kết quả ở giai đoạn nhú cơi. Giai đoạn này bà con cần chú ý sâu bệnh tấn công, cơi đọt sầu riêng nhú không đều hoặc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy bà con cần làm các việc sau:

- Quản lý sâu bệnh: khi cơi vừa nhú, rầy xanh và nhện đỏ thường gây hại, nên sử dụng thuốc phòng trừ để phun trước. Đối với các loại sâu khác như sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu ăn lá, rệp, nên tác động trước bằng cách phun thuốc để ngăn ngừa và điều trị bệnh.

- Kích cơi đồng loạt: bà con có thể dùng chất điều hòa sinh trưởng để kích thích cơi đọt sầu riêng ra đồng loạt, mỗi cơi bà con chỉ nên dùng 1 lần, không nên lạm dụng.

- Dinh dưỡng: khi lá đầu phát triển, có thể tiếp xúc được với phân bón lá và khi cơi đọt sầu riêng mới vừa nhú, bà con nên bổ sung kịp thời, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho phù hợp.

2. Giai đoạn mở lá

Ở giai đoạn này vẫn nhận trực tiếp dinh dưỡng từ cây mẹ, từ rễ đưa lên, vẫn không có khả năng ra hoa.

Coi-dot-sau-rieng-là-gi-?-Chu-trinh-phat-trien-cua-coi-dot-sau-riengCơi đọt sầu riêng là gì? Chu trình phát triển của cơi đọt sầu riêng

Sau khi lá mở hoàn toàn, chu kỳ dinh dưỡng tiếp theo sẽ tập trung chủ yếu vào cung cấp nguồn dự trữ cho cây và hỗ trợ sự phát triển của cơi đọt kế tiếp. Bà con có thể đánh giá tình trạng của cây dựa trên màu sắc, độ dày của lá, biểu hiện độ mập hay ốm của cành, và tình trạng của bộ rễ. Nếu cành yếu thì cần cung cấp nhiều dinh dưỡng, hoặc nếu cung cấp ít dinh dưỡng thì bà con nên chia ra từng đợt nhỏ. Đáng lưu ý rằng thời điểm này sẽ là lúc nhện đỏ, rầy xanh và rệp sáp có thể dễ dàng tấn công. Bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phòng trị kịp thời.

3. Giai đoạn chuyển lụa (tự quang hợp)

Giai đoạn này lá mở rõ, màu xanh đậm và phát triển nhanh hơn. Lúc này lá có thể tự quang hợp, tự tổng hợp cacbon Hydrat cung cấp ngược dinh dưỡng cho cây trồng.

Sau khi giai đoạn sinh trưởng đã thành thục, tiến hành tác động để chuyển giai đoạn cho cây. Nếu ở giai đoạn này không xử lý thì cây tiếp tục đi thêm cơi đọt mới, lại lặp lại chu trình phát triển của 1 cơi đọt. Cây sẽ không ra hoa đậu trái.

Vậy trước khi cây ra hoa phải làm già đọt bởi vì lúc này cây đã có khả năng tự quang hợp, tự tổng hợp dinh dưỡng, cây đủ lực đủ sức để chuyển từ giai đoạn sinh thực qua giai đoạn sinh sản.

Đây là giai đoạn bà con cần tạo tiền đề để cơi đọt sầu riêng sau phát triển đồng loạt hơn. Bà con có thể bón lá bằng KNO3 (Đạm và Kali) và MPK 0-52-34 (Lân và Kali) để lá dày lên, thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn và đẩy nhanh quá trình già của cơi đọt sầu riêng, giúp chặn đọt cơi đã phát triển. Một số trường hợp khả năng đi đọt cao bà con có thể sử dụng phân NPK (kali cao) để hạn chế, chặn cơi đọt để cơi phát triển đồng loạt trên cả vườn. Trường hợp này cũng hiếm sử dụng, hoặc nếu có sử dụng thì bà con cũng chỉ áp dụng với những cây có khả năng đi đọt cao.

>>> Xem thêm: Ba vấn đề quan trọng khi chăm sóc cơi đọt cuối cho cây sầu riêng

III. CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG LÀ GÌ? KỸ THUẬT CHĂM SÓC CƠI ĐỌT SẦU RIÊNG

Bà con cần hết sức lưu ý những kỹ thuật chăm sóc cơi đọt sầu riêng để đảm bảo đủ sức khoẻ cho cây, tạo tiền đề tốt cho mùa vụ đạt năng suất cao.

Coi-dot-sau-rieng-là-gi-?-Ky-thuat-cham-soc-coi-dot-sau-riengCơi đọt sầu riêng là gì? Kỹ thuật chăm sóc cơi đọt sầu riêng

- Bà con tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch, vệ sinh vườn sầu riêng và xử lý nấm bệnh hại.

- Tiến hành bón phân hữu cơ và kích rễ cho cây khi cơi lá chuyển già.

- Phun dưỡng đọt và trừ sâu rầy từ khi cây bắt đầu nhú mũi giáo.

- Thường xuyên thăm non vườn để phát hiện và kịp thời xử lý sâu bệnh hại tấn công cây.

>>> Xem thêm: 6 bước cơ bản ở giai đoạn cơi đọt của cây sầu riêng

Quá trình phát triển của đọt sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mùa. Hiểu rõ về thời gian hình thành và phát triển, cùng với các biện pháp quản lý đọt, sẽ giúp bà con lựa chọn phương án hiệu quả nhất tùy theo tình hình thực tế.

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã mang đến cho bà con những thông tin về cơi đọt sầu riêng là gì? và quá trình phát triển của cơi đọt ra sao. Hy vọng từ những chia sẻ trên, bà con có thể nắm rõ và áp dụng tốt vào thực cho vườn nhà mình. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: