KINH NGHIỆM CHĂM SÓC SẦU RIÊNG ĐỀU MÚI TẠI ĐAK LAK

KINH NGHIỆM CHĂM SÓC SẦU RIÊNG ĐỀU MÚI TẠI ĐAK LAK
Tuesday,
12/09/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Hiện nay việc chăm sóc sầu riêng đều múi tại Dak Lak thu hút sự chú ý lớn và đang được đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển. Khi được trồng với sự chăm sóc kỹ thuật và quá trình canh tác tận tâm, cây sầu riêng có khả năng mang lại hiệu suất kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây khác. Trong bài viết hôm nay, Nông dược Bích Trâm sẽ giới thiệu đến bà con cách chăm sóc sầu riêng đều múi tại Dak Lak để đạt hiệu quả cao nhất.

I. CHĂM SÓC SẦU RIÊNG ĐỀU MÚI TẠI ĐAK LAK GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI TRỒNG, CÂY CON

1. Cách chăm sóc vườn trước khi trồng sầu riêng

Trước khi bắt đầu việc trồng cây sầu riêng, việc quan trọng đầu tiên là phải đảm bảo vườn được vệ sinh thật sạch để loại bỏ mọi nguy cơ từ các loại nấm bệnh gây hại. Đồng thời, để tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của cây, cần sử dụng phân bón hữu cơ để cải thiện chất đệm của đất, tăng cường tính năng cải tạo đất, và tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

Sau khi chuẩn bị đất, cây sầu riêng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất thịt, thoát nước tốt, độ dốc không vượt quá 30 độ và sự gần gũi với nguồn nước tưới là lý tưởng nhất. Điều quan trọng là tránh đất có mặn hoặc nồng độ phèn quá cao, vì cây không thích ứng được với điều kiện này. Ngoài ra, cây sầu riêng cần được bảo vệ khỏi gió mạnh, do thân cây yếu có bộ rễ nông.

Khi trồng cây, bà con nên đào hố sâu và bón lót khoảng 15-20kg phân hữu cơ cho mỗi hố, và nên thực hiện việc này ít nhất 15-20 ngày trước khi trồng cây. Trong quá trình này, quan trọng là duy trì độ ẩm cho hố để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của cây.

2. Cách chăm sóc sầu riêng cây non

Sau khi đã trồng cây, cần lưu ý bảo vệ cây con khỏi ánh nắng mặt trời quá mức bằng cách sử dụng lớp che bóng để giảm tối đa tới 50% ánh sáng mặt trời. Hãy đảm bảo duy trì độ ẩm cho cây bằng việc tưới nước đều đặn, đặc biệt vào những ngày nắng nóng để tránh tình trạng cây chết và giúp cây phát triển mạnh mẽ, có trái nhanh hơn. Vào mùa khô, quan trọng là bạn cần làm sạch các cỏ rác xung quanh gốc cây để duy trì độ ẩm cần thiết cho cây.

Trong thời gian đầu mỗi năm bạn cần thực hiện việc bón phân một cách hợp lý. Hãy chia tỷ lệ bón phân thành 6 lần trong năm, bao gồm 3 lần trong mùa khô và 3 lần trong mùa mưa. Sử dụng phân hữu cơ với lượng 5-10kg mỗi năm và kết hợp với phân vô cơ có nồng độ đạm cao, đặc biệt tăng cường trong những năm đầu để thúc đẩy quá trình ra hoa và kết trái.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc cây sầu riêng con nhanh phát triển

II. CHĂM SÓC SẦU RIÊNG ĐỀU MÚI TẠI ĐAK LAK GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH, TẠO TÁN, TỈA CẢNH CHO VƯỜN SẦU RIÊNG

1. Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch cây cần được cung cấp dinh dưỡng để phục hồi, bà con nên sử dụng phân hữu cơ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và bổ sung lượng vi sinh cần thiết giúp cải tạo đất, nuôi dưỡng đất.

Cham-soc-sau-rieng-deu-mui-tai-Dak-Lak-giai-doan-sau-thu-hoachChăm sóc sầu riêng đều múi tại Dak Lak giai đoạn sau thu hoạch

Sau thu hoạch cần loại bỏ các cành già yếu, cành sâu bệnh, cạnh vượt sáng, cành dưới thấp giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại, để tập trung dinh dưỡng phục hồi cây đảm bảo năng suất vụ mùa tiếp theo. Đặc biệt với các vườn sầu riêng lâu năm thì việc cắt tỉa giúp hạn chế xì mủ thân cây phát sinh.

Rửa vườn, vệ sinh vườn nhằm hạn chế sâu bệnh hại phát triển, dọn dẹp và xử lý các tàn dư của sâu bệnh hại. Luôn duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90cm để cung cấp độ ẩm cho cây.

2. Cách chăm sóc tạo tán, tỉa cành cho vườn sầu riêng

Cắt bỏ các cành sâu bệnh, cành thừa, cành chậm phát triển, không có khả năng cho trái…để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành có khả năng cho trái, cành khỏe. Cắt bỏ cành giúp tán cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

Khi cây cao được khoảng  7- 8m bà con nên cắt bỏ ngọn cây để giới hạn chiều cao của cây. Sau khi cắt cành cần vệ sinh vết cắt bằng việc quét vôi, sơn, hoặc dùng băng keo, nilon quấn vết cắt lại để không bị nấm bệnh tấn công.

III. CHĂM SÓC SẦU RIÊNG ĐỀU MÚI TẠI ĐAK LAK GIAI ĐOẠN RA HOA TẠO TRÁI, DƯỠNG TRÁI VÀ THU HOẠCH

1. Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa tạo trái

Khi trái to bằng trái chôm chôm bón phân có hàm lượng kali cao (không bón phân có chứa chất Clo). Nên chia ra nhiều lần bón để tránh kích thích cây ra đọt, khoảng 2 tuần bón một lần, lần bón cuối cùng không nên trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch.

Trước khi cây ra hoa 30-40 ngày cần bón thúc ra hoa 2-3kg phân NPK có hàm lượng lân cao và tưới nước cách ngày.

Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần tỉa bỏ bớt hoa. Các loại trái mọc dày, méo mó, sâu bệnh cần loại bỏ bớt.

>>> Xem thêm: 5 bước xử lý ra hoa sầu riêng

2. Chăm sóc cây sầu riêng khi dưỡng trái

Cây kinh doanh cần rất nhiều phân bón để tăng chất lượng trái, mỗi gốc cần 4-6kg phân NPK/năm. Chia làm 4-6 lần bón. Giai đoạn nuôi quả nên tăng lượng K (Kali) trong phân lên cao để tăng chất lượng quả, tăng tỷ lệ đậu trái. Sau thu hoạch thì giảm Kali tăng đạm và lân để cây phục hồi nhanh.

Khi bón phân bà con bón theo hình chiếu của tán cây, đất phải đủ ẩm và phải lấp nhẹ để phân để tránh bay hơi. Phân chuồng mỗi năm bổ sung 20-25kg, bón bằng cách đào rãnh đối xứng quanh gốc (khoảng cách so với gốc dựa vào hình chiếu của tán lá xuống đất) bón vào đầu mùa mưa, không bón trùng vào vị trí của năm trước.

Phân vi lượng-trung lượng nên bón vào gốc, vì tán cây khi này đã khá lớn, phun qua lá bất tiện mà không hiệu quả.

Cham-soc-sau-rieng-deu-mui-tai-Dak-Lak-giai-doan-duong-traiChăm sóc sầu riêng đều múi tại Dak Lak giai đoạn dưỡng trái

Bón phân định kỳ từ 20 – 30 ngày/lần. Ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ như đậu tương, phân cá, phân gà... Bổ sung thêm phân kali ở lần bón cuối cùng để tăng chất lượng trái. Có thể phun phân bón lá có nhiều kali ở tuần thứ 5 – 9 sau khi đậu trái (1tuần/lần) để góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất trái.

Cần bón đầy đủ trung, vi lượng cho cây sầu riêng định kì 2 tháng/lần để giúp quả lớn nhanh, đồng đều chống nứt trái và tăng phẩm chất hương vị của trái.

Chú ý:

+ Bón thừa phân, đặc biệt là phân đạm sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non. Tuy nhiên, nếu không bón phân hoặc bón không đủ cho cây trong giai đoạn này trái sẽ phát triển kém do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

+ Cây ra đọt non ở thời điểm khi hoa nở sẽ giảm tỉ lệ đậu trái và từ ngày thứ 20 – 55 sau khi hoa nở nếu cây ra đọt non sẽ làm rụng trái và tăng tỉ lệ trái méo mó.

+ Nên sử dụng phân NPK có bổ sung thêm chất Magie (Mg). Không sử dụng các loại phân có chứa chất Clo (Cl).

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho sầu riêng giai đoạn vào cơm

3. Chăm sóc cây sầu riêng thu hoạch

Thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng. Tuy nhiên cần tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài.

Cham-soc-sau-rieng-deu-mui-tai-Dak-Lak-giai-doan-thu-hoachChăm sóc sầu riêng đều múi tại Dak Lak giai đoạn thu hoạch

Chú ý: khi trái non vừa đậu đến khi trái non bằng quả quýt nên phun phân thuốc ể ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non. Đồng thời, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái.

Trồng sầu riêng là một công việc cần sự tận tâm và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, sầu riêng có thể đem lại lợi nhuận cao cho nhà vườn. Việc chăm sóc sầu riêng đều múi tại Dak Lak đúng cách cũng giúp tránh được các vấn đề liên quan đến sâu bệnh và làm cho cây phát triển và mang lại năng suất cũng như chất lượng tốt nhất. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: 032.669.3970 Gọi đặt hàng 1: 0326.208.405
popup

Số lượng:

Tổng tiền: