CÁCH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG

CÁCH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG
Wednesday,
27/09/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Việc chăm sóc cây sầu riêng sau khi trồng là một phần không thể thiếu trong quá trình canh tác. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có kiến thức và kỹ năng cần thiết để biết cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng một cách hiệu quả, đảm bảo rằng cây sẽ phát triển mạnh mẽ, đạt được năng suất, chất lượng và duy trì hiệu quả trong việc canh tác trong thời gian dài. Nông dược Bích Trâm xin chia sẻ đến bà con cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng hiệu quả nhất trong bài viết này nhé!

I. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH VÀ CÁCH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG

Trước khi khám phá sâu hơn về cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng, hãy cùng tìm hiểu về hai yếu tố môi trường quan trọng đối với sự thích nghi và phát triển của cây sầu riêng con mới trồng: đó là điều kiện đất và khí hậu.

Dieu-kien-ngoai-canh-va-cach-cham-soc-cay-sau-rieng-moi-trongĐiều kiện ngoại cảnh và cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

- Khí hậu: Sầu riêng là một cây trồng lý tưởng cho nông nghiệp Việt Nam với sự thích hợp về khí hậu. Cây sầu riêng ưa thích nóng ẩm, nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp (24 – 30 độ C). ếu nhiệt độ quá thấp, đặc biệt là ở cây sầu riêng non, có thể gây gián đoạn quá trình sinh trưởng của chúng. Lượng mưa trung bình hàng năm cần đạt ít nhất 2000 mm. Trong trường hợp thiếu mưa kéo dài, quan trọng phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây mà không tạo ra sự đọng nước có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ rễ. Nói cách khác, mùa khô yêu cầu duy trì độ ẩm cho đất, trong khi mùa mưa cần phải có hệ thống thoát nước tốt.

- Đất: Cây sầu riêng có khả năng sinh trưởng và phát triển trên đa dạng các loại đất, tuy nhiên, chúng thích hợp với đất dễ thoát nước như đất thịt, đất phù sa hoặc đất đỏ bazan nhất. Để trồng sầu riêng non thành công, cần quan tâm đến độ pH của đất, nên đảm bảo nó nằm trong khoảng từ 4.5 đến 6.5. Tuy nhiên, tốt nhất là điều chỉnh độ pH của đất trong khoảng từ 5.5 đến 6.5 để giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm Phytophthora, loại nấm gây ra bệnh xì mủ thối rễ đối với cây sầu riêng và có thể gây hại cho cây trồng.

>>> Xem thêm: Đặc tính thực vật học của cây sầu riêng

II. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG MỚI TRỒNG

Chăm sóc cây sầu riêng sau khi trồng là một quá trình không quá phức tạp, nhưng nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và công sức bỏ ra. Trong giai đoạn đầu từ 1 đến 3 năm sau khi trồng, cây thường phát triển chậm và yêu cầu sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo tình trạng khỏe mạnh cho cây. Vì cây sầu riêng mới trồng chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường tự nhiên, chúng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khắc nghiệt và tấn công của sâu bệnh, nếu quá trình chăm sóc không được thực hiện đúng cách. Kết quả có thể là cây trưởng chậm, suy yếu và chậm lớn.

Cach-cham-soc-cay-sau-rieng-moi-trongCách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

Do đó, bà con cần tập trung vào hai phương pháp quan trọng khi chăm sóc cây sầu riêng mới trồng dưới đây để ngăn chặn các tác động có thể gây hại và đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của cây con:

- Cây sầu riêng con khi đưa từ bầu cây xuống đất nên được lấp đất vừa qua mặt bầu, ém đất xung quanh gốc nhưng không nén sát vào gốc cây.

- Dùng cọc cắm dọc theo thân chính của cây sầu riêng con rồi cột dây giữ cho cây thẳng đứng hạn chế gió làm lung lay gốc cây.

1. Tỉa cành, tạo dáng cho sầu riêng con mới trồng

Ngay từ đầu khi cây sầu riêng còn nhỏ, bà con nên bắt đầu thực hiện việc cắt tỉa để điều chỉnh cành cây và tạo nên hình dáng. Tiến hành cắt tỉa đi các cành mọc sai vị trí, định hình khung ban đầu. Tuy nhiên, lúc này, cần tránh cắt tỉa quá nhiều để đảm bảo rằng cây sầu riêng con không bị mất sức và vẫn phát triển tốt.

Sau khi phá bầu đất ươm của cây để chuyển sầu riêng con vào trong đất vườn, quá trình quan trọng tiếp theo là tạo dáng và xác định cành chính để xây dựng khung cây. Trong giai đoạn này, việc tỉa cành nên được thực hiện hạn chế, tập trung vào việc bón phân để đảm bảo cây nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hệ rễ được phát triển khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật cắt tỉa cây sầu riêng đúng cách theo từng giai đoạn

2. Chế độ tưới nước cho sầu riêng mới trồng

Khác biệt rõ ràng giữa việc chăm sóc sầu riêng con và sầu riêng chuẩn bị thu hoạch nằm ở lượng nước cần thiết. Trong khi sầu riêng chuẩn bị thu hoạch đòi hỏi một lượng nước đáng kể để đảm bảo quả không bị rụng, thì sầu riêng con chỉ cần sự duy trì độ ẩm cho cây. Cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tưới tuân theo quy tắc: nếu thiếu nước, cây có thể chết héo. Thừa nước rễ không phát triển được, có thể bị thối và chết.

Cach-cham-soc-cay-sau-rieng-moi-trongCách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

Ở giai đoạn mới trồng, cây sầu riêng con yêu cầu mức độ ẩm từ 65 đến 80% của độ ẩm tối đa có thể chịu được. Việc tưới nước cần phải được thực hiện đúng thời điểm và đầy đủ bởi cây con không thể nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt nếu lượng nước tưới, tiêu không phù hợp. Đặc biệt, trong mùa mưa, bà con cần xác định độ ẩm của đất thường xuyên để kịp thời tiêu nước ngay khi ngập úng, phù hợp với nhu cầu của sầu riêng trong giai đoạn này.

>>> Xem thêm: Bỏ túi cách tưới nước cho cây sầu riêng chuẩn kỹ thuật

3. Bón phân cho sầu riêng mới trồng

3.1. Các bước chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

Sau khi đặt cây con xuống đất, trong vòng 7 ngày đầu, hãy tập trung vào việc duy trì độ ẩm cho rễ cây thích nghi với môi trường đất.

Bước 1 : sau khi trồng cây con được 7 ngày, bắt đầu bón Phân hữu cơ (tự ủ, vi sinh, bò, gà, nở… ) bón xung quanh gốc và cách gốc 1 gang tay.

+ Phân Nở: bón 0,5 kg/gốc.

+ Phân chuồng (đã được ủ hoai): 1- 3 kg/gốc.

Nếu có thười gian thì bà con nên ngâm phân ra tưới sẽ tốt hơn.

Bước 2 : sau khi trồng 8 ngày (1 ngày sau khi bón hữu cơ) mua Humic về pha nước và tưới, 10 gram/gốc.

Trường hợp bà con không có thời gian thì có thể trộn chung hữu cơ và humic bón 1 lần.

Cach-cham-soc-cay-sau-rieng-moi-trongCách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

Bước 3: sau khi bón hữu cơ và humic 7-10 ngày, nếu kinh tế tốt thì mua NPK 20-20-15 bón 50 gram/gốc (ngâm tưới sẽ nhanh tốt hơn).

Giai đoạn này không bắt buộc nên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà bà con thể thể thêm bớt giai đoạn này,

Bước 4: sau khi bón hữu cơ và humic 10-15 ngày ngày, cây xuất hiện “mũi giáo” – nghĩa là ra đọt mới thì mua thuốc rầy về phun ít nhất 2 lần.

3.2. Chu kỳ chăm sóc cây sầu riêng mới trồng

- Từ lúc này cho đến đủ 3 tháng sau khi bón hữu cơ chỉ tưới nước giữ ẩm cho cây mà không cần bón thêm.

- Các bước như trên là tính 1 chu kỳ, có nghĩa là 3 tháng sau lần bón đầu tiên thì lại bắt đầu lại từ bước số 1.

- 1 năm 12 tháng sẽ có 4 chu kỳ – 4 lần bón hữu cơ – 4 lần bón Npk – 4 lần ra đọt tập trung.

- Nếu khi cây ra lá non xuất hiện bệnh do nấm, vi khuẩn thì bà con tiến hành pha chung với thuốc rầy để phun chung.

- Nếu đất có trồng Chuối, Bắp, cà phê, cam… những cây thu hút tuyến trùng thì cần phải xử lý thêm tuyến trùng. Sau khi khử nấm và tuyến trùng có thể bổ sung hệ vi nấm có lợi cho cây.

Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến bà con cách chăm sóc cây sầu riêng mới trồng một cách hiệu quả nhất. Hy vọng với những kiến thức thực tế đơn giản và dễ thực hiện sẽ giúp được nhiều nhà vườn mới trồng sầu riêng hạn chế được thiệt hại không muốn và đảm bảo rằng cây sẽ phát triển mạnh mẽ, đạt được năng suất, chất lượng tốt và duy trì được hiệu quả trong việc canh tác trong thời gian dài. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: