-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÁCH GIỮ LÁ SẦU RIÊNG XANH VÀ KHỎE MẠNH
Saturday,
23/09/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Lá là một phần quan trọng thiết yếu đối với tất cả cây trồng. Chức năng chính của lá nằm ở việc thực hiện quá trình quang hợp, đồng thời tham gia vào việc trao đổi khí và hô hấp, ngoài ra ở lá còn có chức năng sinh sản và dự trữ sinh dưỡng. Ở cây sầu riêng việc nuôi dưỡng được một tán lá đẹp xem như đã thành công một nửa trong việc chăm sóc cây sầu riêng. Trong bài viết này, Nông dược Bích Trâm sẽ chia sẻ đến bà con cách giữ lá sầu riêng xanh, bà con cùng theo dõi nhé!
I. LÁ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CÂY SẦU RIÊNG - CÁCH GIỮ LÁ SẦU RIÊNG XANH
1. Lá quan trọng như thế nào đối với cây sầu riêng
Ở cây sầu riêng việc nuôi dưỡng được một tán lá đẹp xem như đã thành công một nữa trong việc chăm sóc cây sầu riêng. Lá của cây sầu riêng thuộc nhóm lá rộng, với mặt trên thường có màu xanh thẩm do chứa nhiều diệp lục, trong khi mặt dưới thường có màu đồng. Cây sầu riêng thường phát triển lá trong suốt năm, với trung bình từ 4 đến 5 đợt lá mới trong giai đoạn kiến thiết. Tuy nhiên, ở những cây sầu riêng đã trưởng thành và lâu năm, quá trình này diễn ra chậm hơn, thường chỉ xảy ra từ 1 đến 2 lần trong một năm.
>>> Xem thêm: Đặc tính thực vật học của cây sầu riêng
Cách giữ lá sầu riêng xanh và khỏe mạnh
Bà con có thể quan sát lá của cây sầu riêng để xác định tình trạng sức khỏe của cây, nhận biết đó có phải là một cây sầu riêng khoẻ mạnh hay không. Cây sầu riêng khỏe mạnh thường có lá to và dày, màu xanh bóng, chúng bao phủ đều trên các cành và tán tạo thành một hình dáng hài hòa, gần như như hình chóp. Ngược lại, cây sầu riêng yếu thường có lá ít phát triển, các cành trở nên xơ xác rụng sạch lá, lá còn thì ngã vàng dễ rụng.
Thông thường, người nông dân thường tập trung vào quá trình ra hoa và kết quả quả đậu, nhưng họ thường bỏ quên một điều quan trọng, đó là tầm quan trọng của lá cây sầu riêng, không có lá thì lấy đâu dinh dưỡng để nuôi quả. Lá cây không chỉ là một phần cần thiết để duy trì sự phát triển của cây, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho quả. Bà con nên nhớ rằng lá cây sầu riêng chính là nguồn dinh dưỡng dự trữ để nuôi dưỡng quả, giữ các dưỡng chất quý báu mà cây hấp thụ từ đất và không khí. Những dưỡng chất này được tích trữ trong lá và chồi non, sẵn sàng để được chuyển đến phần hoa khi cây bắt đầu ra hoa, làm cho quả trở nên cứng cáp và phát triển hơn.
2. Giữ được lá tất thắng, để mất lá tất bại
Tùy thuộc vào khí hậu, nguồn dinh dưỡng của đất và cách chăm sóc, cây kinh doanh có thể ra đọt từ 2 đến 4 lần trong một năm. Trong quá trình này, việc quan trọng nhất là cơi đọt trước khi cây bắt đầu nở hoa. Các cơi đọt này cần phải to, dày và khoẻ, để có thể tích trữ đầy đủ dưỡng chất và thực hiện quá trình tổng hợp chất cần thiết để nuôi bông và phát triển trái sau này. Khi cây có cơi đọt đẹp, quá trình phân hóa mầm hoa thường diễn ra chậm hơn, đặc biệt đối với những cây có ít lá hơn. Tuy nhiên, điều này không phải là một vấn đề đáng lo ngại, bởi vì tỉ lệ cây đậu hoa và trái thường khá cao trong trường hợp này. Thậm chí, việc phải tỉa bỏ 50 – 70% lượng bông có thể trở thành một phần quan trọng của quá trình chăm sóc cây, giúp tăng cường sự phát triển của cây và sản lượng cuối cùng.
>>> Xem thêm: 6 bước cơ bản ở giai đoạn cơi đọt của cây sầu riêng
Với cây mất lá trơ cành, nụ sẽ phát triển mạnh mẽ, nhưng chúng sẽ rụng từ khi mới bắt đầu chớm nụ và rụng gần sạch khi sổ nhị xong. Khi nụ hoa nhú được1-2cm thì tiến hành tưới theo đồng thời kích cho cơi mới ra. Đối với cây thiếu lá, các đọt non sẽ phát triển rất mạnh.
Cách giữ lá sầu riêng xanh và khỏe mạnh
Do sự thiếu hụt lá xanh, cây buộc phải tạo ra thêm lá để đảm bảo sự phát triển, sinh trưởng sau này. Tuy nhiên, do tập trung quá nhiều vào việc nuôi dưỡng các đọt non, cây tiêu tốn toàn bộ lượng dự trữ dinh dưỡng và quên đi việc nuôi bông nuôi trái. Kết quả là các bông hoa sẽ bắt đầu rụng sau vài ngày khi hoa nở. Nếu còn trái nào đậu được, thì với sự dư thừa dinh dưỡng từ các lá mạnh mẽ, chúng sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng và đẩy lên thành các cành cây dày và mạnh.
Với những cây cơi đọt trước khi ra bông mạnh, thì khi tưới theo đọt sẽ ra yếu, ra chậm, nhưng bà con không nên quá lo, Vì dàn lá cũ đủ mạnh thì việc sổ nhị rồi mà lá chưa già cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến sự đậu trái và nuôi trái sau này.
II. CÁCH GIỮ LÁ SẦU RIÊNG XANH VÀ KHỎE MẠNH
- Để có được cây sầu riêng có dàn lá xanh, đẹp thì nhất thiết rễ phải khỏe. Để rễ khỏe cần có 1 nền hữu cơ thật tốt, hệ thống vi sinh vật hữu ích dồi dào. Bón cân đối NPK + TE tùy giai đoạn sinh trưởng, tránh bón vào những ngày mưa dầm. Hỗ trợ phân bón lá trong giai đoạn cần thiết.
>>> Xem thêm: Vai trò của rễ sầu riêng đối với sự phát triển của cây sầu riêng
- Chúng ta cần tập trung vào chăm sóc cây sầu riêng từ những năm đầu tiên. Để đảm bảo sức kháng và sự phát triển tốt của cây, chúng ta cần cung cấp đủ dinh dưỡng và đặc biệt quan trọng là thực hiện các biện pháp phòng trừ nấm bệnh. Điều quan trọng khác là duy trì sự cân bằng giữa việc sử dụng hữu cơ và vô cơ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, chúng ta nên thường xuyên kiểm tra và đề phòng bệnh cho cây sầu riêng.
Cách giữ lá sầu riêng xanh và khỏe mạnh
- Không nên để vườn quá rập rạp, vì điều này có thể gây cạnh tranh về ánh sáng.
- Thực hiện việc cắt tỉa những cành mọc vượt, cành mọc đan vào nhau.
- Tránh để cây trở nên quá khô, chủ động duy trì việc tưới tiêu là cần thiết.
- Đề phòng các loại côn trùng gây hại cho lá như: rầy xanh tấn công đọt non; nhện đỏ tấn công lá già; bọ trĩ chích hút chồi non; …
- Dinh dưỡng đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của lá và chồi non. Cần cung cấp một lượng Đạm nhất định để phát triển chồi non, trong khi việc cung cấp phân Lân đúng lượng có thể giúp làm cho lá trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, các chất vi lượng như Magie, Canxi, Kẽm, Sắt,... cũng không thể thiếu mặc dù chúng chỉ cần được cung cấp trong số lượng nhỏ.
Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã mang đến cho bà con những cách giữ lá sầu riêng xanh và khỏe mạnh. Hy vọng bà con có thể áp dụng những cách trên thành công vào thực tế cho vườn nhà mình để cây sầu riêng có một bộ lá xanh khỏe như ý nhé. Chúc bà con thành công!
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất