Cách trồng mít thái đạt được năng suất cao

Cách trồng mít thái đạt được năng suất cao
Friday,
26/01/2024
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Mít Thái là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, thời gian sinh trưởng của cây ngắn. Không những thế mà việc trồng cây mít Thái sẽ cho thu hoạch nhanh, đậu trái quanh năm. Từ lúc trồng mít Thái đến vụ thu hoạch đầu tiên chỉ tầm từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật sau để cây trồng đạt được năng suất. 

1. Trồng mít Thái: Chọn giống

Bà con không nên nhân giống trồng mít Thái bằng hạt vì nếu như vậy sẽ bị lai giống, hơn nữa cây cũng lâu ra trái. Khuyến khích bà con nên dùng loại cây ghép có dòng thuần chủng F1 thì mới đảm bảo được năng suất và chất lượng của trái. Khi chọn cây ghép nên chọn cây giống có đường kính gốc được ghép từ 1 đến 1.5 cm. Cành của cây ghép cao từ 20-30cm, tính kể từ vết ghép của cây. Chọn những cây có bộ rễ phát triển mạnh và lá của cây mít Thái ở trong giai đoạn già, ngoài ra vết ghép của thân phải tiếp hợp tốt. 

Trồng mít Thái: Chọn giống

Trồng mít Thái: Chọn giống

2. Trồng mít Thái: Thời vụ và khoảng cách trồng

2.1. Thời vụ để trồng mít Thái

Để cho cây mít Thái có thể sinh trưởng và phát triển cho ra được năng suất như mong đợi thì bà con nên trồng vào đầu mùa mưa. Có thể bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. 

>>> Xem thêm: Xơ đen trên mít: Nguyên nhân và cách khắc phục

2.2. Khoảng cách trồng mít Thái

Để trồng được mít Thái thì cần phải làm đất và đắp mô từ cho cao từ 50 - 70cm. Sau khi đã xong phần chuẩn bị đất thì tiếp theo là trồng mít Thái lên mô đất đó. Vì đặc điểm của cây mít Thái là có khả năng cho trái sớm nên bà con có thể trồng với mật độ dày từ 3.5x3.5m hay 4mx4m. Khi mít Thái đã thu hoạch được từ 5 đến 7 năm, nên chặt bỏ đi những cây được trồng ở giữa để giúp đảm bảo mật độ của cây luôn được thông thoáng. Việc này sẽ giúp cho cây phát triển tốt và khả năng đậu trái cao hơn. 

Khoảng cách trồng mít Thái

Khoảng cách trồng mít Thái

3. Trồng mít Thái: Trồng và chăm sóc

3.1. Cách trồng mít Thái

Hố trồng mít Thái phải có độ sâu và rộng hơn bầu cây một chút. Tiếp đến là cắt đáy bầu và tỉa hết những phần rễ con đi. Đặt bầu vào vị trí hố đã được đào sẵn và lấp đất lại, cẩn thận không làm rễ bị đứt hay vỡ bầu. Trong trường hợp đất bị khô thì cần tưới nước thêm cho cây ngay, dùng thêm cỏ, rơm, rạ để rải xung quanh bầu để giúp giữ ấm. Với những cây ốm yếu hãy dùng thêm cọc để cố định cây lại tránh bị ngã.

Cách trồng mít Thái

Cách trồng mít Thái

3.2. Cách tưới nước khi trồng mít Thái

Những tháng đầu tiên trồng nếu cây khô hạn thì phải tưới mức độ thường xuyên cách 2-3 ngày lại tưới một lần. Sau thời gian đó thì cứ 4 - 5 ngày lại tưới một lần. Từ năm thứ hai trở đi chỉ tưới cây vào những mùa khô hạn hay giai đoạn cây mới bón phân. Ngoài ra, trồng mít Thái cần chú ý đến tình trạng bị ngập úng vào những mùa mưa lũ. Vậy nên cần phải kiểm tra những kênh mương trong vườn để đưa ra kế hoạch chống úng cho cây.

>>> Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc vườn cây ăn quả đảm bảo an toàn thực phẩm

3.3. Cách bón phân khi trồng mít Thái

Cây một năm tuổi: Mỗi tháng cần bón phân chuồng hoai mục một lần. Cần pha theo tỷ lệ 1:3 là 1 phân và 3 nước, tưới 10 - 15 lít nước/ gốc cây.

Cây hai đến ba năm tuổi:  Giai đoạn sau thu hoạch cần bón mỗi gốc 30 - 50 kg loại phân chuồng ủ hoai và 1.5 kg vôi bột. Giai đoạn bắt đầu ra hoa bón 0.5 kg ure, sau thời gian đậu trái được một tháng cần bón 0.5 -1 kg lân. Cây đậu trái được 2 tháng bón 0.3 - 0.5 kg kali mỗi gốc. 

Cách bón phân khi trồng mít Thái

Cách bón phân khi trồng mít Thái

Cây bốn năm tuổi trở lên: Bón với lượng phân nhiều hơn 0.5 - 1kg/ gốc so với năm trước. Khi trái đạt trọng lượng tối đa cần bón 0.4 - 0.5kg  phân K2SO4 (Kali sulphate) để giúp trái chín tập trung, có cơm vàng và thơm hơn.

4. Trồng mít Thái: Tỉa cành, tỉa trái, thu hoạch

4.1. Cách tỉa cành, trái khi trồng mít Thái

Tỉa cành cây

Chủ vườn cần tỉa đi những cành bị sâu bệnh đi để cho cây được thông thoáng. Việc này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn mang lại tính thẩm mỹ cho cây. Chỉ thực hiện tỉa cành khi cây cao khoảng 1m trở lên và tỉa mỗi năm một lần sau khoảng thời gian thu hoạch. Những cây thấp hơn 1m thì cắt tỉa cành, tạo tán 2 hoặc 3 lần trong năm. Các thực hiện cắt tỉa như sau: 

Bà con cần cắt bỏ những cành ở vị trí sát mặt đất từ khoảng 40cm trở xuống.

Tiến hành tỉa những cành cấp 2 và cấp 3 để vườn được thoáng và đẹp.

Trồng mít Thái: Tỉa cành, tỉa trái, thu hoạch

Trồng mít Thái: Tỉa cành, tỉa trái, thu hoạch

Giữ lại những cành gốc là cành cành cấp 1, cách mặt đất 40cm trở lên. Nên chọn những cành mọc theo các hướng khác nhau, khoảng cách giữ cành trên và cành dưới là khoảng 40-50 cm. 

>>> Xem thêm: Những lợi ích của cỏ dại mang lại cho vườn cây ăn trái

Tỉa trái cho cây:

Cần loại bỏ đi những trái xấu, trái bị bệnh, trái nhỏ, trái lép để nhằm tạo được mật độ trái cho phù hợp với từng cây.  

Thu hoạch trái: 

Cây cho trái quanh năm nhưng mùa vụ chính để thu hoạch khi trồng mít Thái là vào tháng 6 hoặc 7. Kể từ lúc cây ra hoa đến lúc trái già là khoảng 5 tháng, bà con có thể dựa vào màu sắc, đặc điểm của quả để thu hoạch. Với những trái già thì các gai sẽ nở căng ra, chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng hoặc là màu nâu nhạt. Mủ của trái mít Thái sẽ lỏng và trong, khi vỗ vào trái sẽ kêu bồm bộp. 

Với đặc điểm là ra trái quanh năm và dễ chăm sóc nên có nhiều người lựa chọn trồng mít Thái. Những chia sẻ trên đã giúp cho bà con có thêm những thông tin kỹ thuật để chăm cây. Từ đó sẽ giúp cho cây đạt được năng suất cao. Chúc bà con áp dụng thành công cho vườn của mình. 

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

 

 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: