Công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn

Công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn
Thursday,
30/11/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Lá là bộ phận rất quan trọng, và cần thiết đối với tất cả loại cây, đối với cây sầu riêng cũng như vậy. Lá cây có chức năng là quang hợp, và trao đổi chất, nhờ đó mà cây có thể sinh trưởng, và phát triển. Với những bà con trồng cây sầu riêng, việc dưỡng một bộ lá chắc, khỏe để cây có thể ra hoa và kết trái là một điều cực kì cấp thiết. Nếu bộ lá cảu cây sầu riêng thường bị sâu ăn, bị cháy lá,... thì sẽ làm chậm các giai đoạn cơi đọt, và đơm bông, thậm chí là làm giảm đi năng suất của mùa vụ đó. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bà con công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn nhất để bà con có một mùa bội thu.

1. Công thức dưỡng lá sầu riêng: Sự quan trọng của bộ lá của cây sầu riêng

Việc nuôi dưỡng để có một bộ lá xanh mướt, và đẹp, được xem là bước thành công trong việc chăm sóc cây sầu riêng.

Bộ lá sầu riêng thuộc nhóm lá rộng, với bên trên của mặt lá có màu xanh thẩm (nơi chứa chất diệp lục), và bề mặt dưới có màu đồng. Trong một năm, cây cho ra nhiều đọt lá với những cây ở những giai đoạn mới trồng thì số lần ra đọt từ 4 đến 5 lần trong một năm. Những cây có tuổi thọ lâu hơn sẽ có quá trình ra đọt diễn ra chậm hơn, tầm khoàng 1 đến 2 lần trong một năm.

>>> Xem thêm: Hiện tượng cháy lá sầu riêng và giải pháp khắc phục hiệu quả

Để nhận biết bộ lá cây sầu riêng có phát triển tốt hay không thì cần dựa trên những tiêu chí sau:

Với những cây sầu riêng có bộ lá khỏe mạnh thì chúng thường có lá to dày, có màu xanh bóng, các lá phủ cánh các cành và tán về những hướng khác nhau, chúng tạo thành hình chóp.

Công thức dưỡng lá sầu riêng: Sự quan trọng của bộ lá của cây sầu riêng

Công thức dưỡng lá sầu riêng: Sự quan trọng của bộ lá của cây sầu riêng

Với những bộ lá của cây sầu riêng kém phát triển sẽ có những dấu hiệu như cành bị xơ xác, rụng lá nhiều, có những lá bị ngã vàng, và dễ bị rụng.

Thường bà con nông dân mình sẽ để tâm đến giai đoạn ra bông, và đậu trái nhiều hơn. Nhưng bà con lại quên mất nếu không có bộ lá thì làm sao có chất dinh dưỡng để nuôi cây và trái. Cây sẽ hấp thụ những dưỡng chất từ đất, nước, và các yếu tố thời tiết như ánh nắng, độ ẩm,... để dự trưc lại trong lá và chồi non. Đợi đến giai đoạn cây ra hoa sẽ bắt đầu chuyển đến bộ phận hoa của cây để nuôi trái.

2. Công thức dưỡng lá sầu riêng: Cách để có bộ lá sầu riêng đẹp, và khỏe mạnh

Bà con nông dân nên chú ý đến cây sầu riêng ngay từ những năm đầu tiên trồng. Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây để phòng chống những bệnh nấm sẽ giúp cho cây được khỏe mạnh ngay từ lúc đầu. Ngoài ra, việc này sẽ làm cho cây có thể cân bằng giữa chất hữu cơ và chất vô cơ, phòng được các bệnh hay thường xuyên gặp ở cây.

Bà con cần phải tránh những điều sau để cây cho ra bộ lá đẹp, và dẻo dai.

- Không nên sầu riêng quá rậm rạp, vì như vậy sẽ làm cho cây bị cạnh tranh ánh sáng với những cây khác.

- Bà con cần cắt tỉa những cành bị mọc vượt, hay mọc đan xen lại với nhau.

- Cần phải chủ động trong việc tưới tiêu, không nên để cho cây sầu riêng bị quá khô.

- Cần phải đề phòng những loại côn trùng trên bộ phận lá của cây như rầy xanh tấn công đọt non, các loại bọ trĩ chích hút những đọt non, các nhện đỏ tấn công lá bị già,...

Công thức dưỡng lá sầu riêng: Lá sầu riêng bị sâu ăn

Công thức dưỡng lá sầu riêng: Lá sầu riêng bị sâu ăn

Yếu tố dinh dưỡng là một phần không thể thiếu của cây, vì chất dinh dưỡng giúp cho cây được phát triển từ bộ phận lá, chồi non. Vậy nên bà con cần phải cung cấp những dinh chất, cũng như những vi lượng (đạm, lân, mg, canxi, sắt, kẽm..) để cho cây có bộ lá khỏe mạnh, và phát triển tốt. Nhờ những việc trên mà giúp cho công thức dưỡng lá sầu riêng được hiệu quả hơn.

3. Công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn

Để làm làm bộ lá mới (cơi đọt) cho cây sầu riêng  trong mùa vụ mà Tây Nguyên đang bắt đầu những mùa khô như hiện nay, thì việc này không dễ dàng chút nào. Đặc biệt vào mùa khô có độ ẩm xuống thấp, và có gió mạnh khi gần đến màu Noel. Bà con cần phải chuẩn bị thật kỹ các công tác, và kỹ thuật hợp lý để dưỡng được bộ lá khỏe và xanh. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho bà con có một mùa vụ sầu riêng đạt năng suất cao. 

>>> Xem thêm: [Cập nhật mới nhất] Dưỡng lá, dưỡng trái cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Để cho bộ lá của cây sầu riêng xanh, dẻo, và dày trong giai đoạn thay bộ lá mới là cả một vấn đề lớn. Với bộ lá khỏe sẽ giúp tăng khả năng chịu được nhiệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa khô (nắng, gió), tăng được khả năng kháng được các loại nấm, khuẩn. Dưới đây là công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn, được biên soạn bởi đội ngũ Kỹ thuật trồng cây Vật Tư Nông Nghiệp Bích Trâm.

Công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn

Công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn

Công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn là áp dụng cách phun lên lá, và bón đất.

Bón đất

Với những lá sầu riêng bắt đầu chuyển giai đoạn từ lá bánh tẻ sang lá lụa, thì lúc này bà con cần sử dụng sản phẩm 15-15-15 hoặc 13-8-12. Cùng với đó là kết hợp phun theo như công thức bón cho lá phía bên dưới.

Phun lên lá

Phun lần đầu tiên, bà con cần kết hợp 3 sản phẩm Cofoli PK50 cùng với Cofoli Amino và Lithovit Boron.

Đối với lần phun lần thứ hai cần cách khoảng 10 đến 12 ngày, sau đó mới tiến hành phun lần thứ hai. Lần phun này cần kết hợp bộ ba sản phẩm sau: Cofoli Pk500, Lithovit Boron, cùng với Dưỡng lá (L).

Sau khoảng thời gian phun lần thứ hai, cứ định kỳ 3 đến 4 lần, bà con cần tiến hành phun theo công thức số hai cho đến giai đoạn gần thu hoạch.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật cắt tỉa cây sầu riêng đúng cách theo từng giai đoạn

Bài viết trên đã chia sẻ với bà con về tầm quan trọng của bộ lá, và công thức dưỡng lá sầu riêng chuẩn. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có thêm những thông tin hữu ích, và áp dụng cho vườn cây sầu riêng của bà con để đạt một mùa vụ đạt năng suất cao.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

 

 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: