-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nguồn gốc và đặc điểm của cà phê Robusta
Sunday,
24/12/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cà phê được trồng như cà phê Arabica, cà phê Liberica,... Trong số đó có loại cà phê Robusta, đây là loại cà phê được dùng nhiều làm cà phê pha tại Việt Nam. Vậy cà phê Robusta là gì? Trong bài viết này sẽ chia sẻ cho bà con biết thêm về nguồn gốc, đặc điểm của loại cà phê này nhé.
1. Nguồn gốc của cà phê Robusta
Cà phê Robusta có tên gọi khác là cà phê vối, tên khoa học là Coffea Robusta. Robusta có gốc từ “robust” có ý nghĩa là mạnh. Đó cũng chính là lý do tại sao loại cà phê này có vị đắng và giàu caffeine. Robusta có nguồn gốc từ Tây và Trung Phi, sau đó chúng được người hà Lan mang đến Java (Indonesia) để trồng vào năm 1876 thay cho Arabica Typica bị rụng lá.
Nguồn gốc của cà phê Robusta
Hiện nay, cà phê Robusta được trồng nhiều ở Việt Nam với hơn 90% diện tích, đặc biệt là ở các tỉnh vùng Tây Nguyên như Ban Mê Thuột.
>>>Xem thêm: Cà phê chè là gì?
2. Đặc điểm cà phê Robusta
2.1. Đặc điểm của cây cà phê Robusta
Cây cà phê Robusta có hình thân gỗ, hoặc cây bụi, với những cây trưởng thành có chiều cao lên tới 10 m. Trái cà phê có hình tròn, có hạt nhỏ hơn Arabica. Hàm lượng cafein của hạt cà phê Robusta là từ 2-4 %, trong khi cà phê Arabica chỉ từ 1-2%.
Khi được trồng từ 3-4 năm trở đi, cây bắt đầu cho hoa và trái để bắt đầu thu hoạch. Thời gian cây cho giá trị kinh tế (thu hoạch) từ 20 -30 năm. Sau khoảng thời gian đó, cây vẫn cho hạt nhưng số lượng không nhiều và đem lại nguồn thu.
Cà phê Robusta ưa sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, độ cao để trồng cây cà phê này là dưới 1000mm. Nhiệt độ để cây có sự phát triển tốt nhất là khoảng từ 24- 29 độ C. Lượng mưa trung bình của cây khoảng 1200 - 2500mm. Đối với loại cà phê này sẽ cần có nhiều ánh nắng hơn so với loại cà phê Arabica.
Cây cà phê Robusta thuộc giống cây khỏe và có độ cứng cáp, có khả năng kháng được các loại bệnh dịch. Vì vậy, mà chúng thường cho sản lượng cao hơn rất nhiều so với Arabica. Tuy nhiên, bởi vì hàm lượng caffein trong hạt có phần trăm cao và hương vị không tinh khuyết nên giá trị kinh tế không cao.
2.2. Đặc tính hương vị của cà phê Robusta
Vị cà phê Robusta có mùi hơi gắt, rất giống với mùi của bột yến mạch. Khi cà phê Robusta chưa rang sẽ có có mùi rất giống với đậu phộng tươi. Khi hạt cà phê được rang mộc nguyên chất sẽ có mùi thoang thoảng.
Đặc tính hương vị của cà phê Robusta
Hương vị của cà phê Robusta được đánh giá là kém so với Arabica. Đánh giá chung thì cà phê có vị đậm, đắng, và chát. Với loại cà phê Robusta hầu hết được tập trung để chế biến khô thay vì chế biến ướt như cà phê Arabica. Do đó mà có mùi đất sau khi rang và vị chát đắng hơn.
>>>Xem thêm: Nên chọn giống cà phê nào trồng tại Đắk Lắk cho năng suất cao
2.3. Phân loại hạt cà phê Robusta
Loại cà phê Robusta thường phân loại theo sàng, phổ biến nhất là sàng 16 và sàng 18. Với sàng 16 có kích thước nhân hay còn gọi là kích thước lỗ sàng là 6.3 mm, sang 18 là 7.1mm. Bên cạnh những tiêu chí về kích thước, người ta còn dựa trên tiêu chí phân loại theo tỷ lệ hạt trên sàng, tỷ lệ đen vỡ, tập chất hay độ ẩm của hạt.
Nhìn chung loại cà phê này ở Việt Nam có chất lượng đồng đều và có nhiều điểm chung do có cùng tập quán canh tác. Cà phê Robusta sàng 13 loại R3 25% được xuất khẩu cho nhiều nhà máy kinh doanh cà phê hòa tan trên thế giới.
3. Cà phê Robusta trên thị trường Việt Nam
Cà phê Robusta được trồng nhiều ở các tỉnh như Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng. Ngoài ra, loại giống này cũng được trồng ở một số tỉnh trung du như Vũng Tàu, Đồng Nai.
Những vùng trồng cà phê nổi tiếng như Buôn Mê Thuột, Pleiku, Buôn Hồ, Ayun Pa, Cư Kuin, Đắc-min. Trong số các vùng thì Buôn Mê Thuột là nổi bật nhất, vì được truyền thông là thành phố cà phê của Việt Nam.
Cà phê Robusta trên thị trường Việt Nam
Cà phê Robusta được trồng ở Long Khánh (Đồng Nai) cũng có những đặc trưng riêng. Loại cà phê này cũng được trồng ở vài huyện của Bà Rịa Vũng Tàu và đã cho kết quả đạt năng suất tương đối tốt. Trung bình sản lượng cà phê Robusta cho ra ở Việt Nam thường gấp 25 lần so với sản lượng cà phê Arabica.
>>>Xem thêm: Tại sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên
Cà phê Robusta được ưa chuộng ở Việt Nam, bởi có thể do giá thành thấp, nguồn cung dồi dào. Nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ thói quen uống cà phê từ rất lâu của người Việt, chúng được ưa chuộng bởi chúng đáp ứng được sở thích của người uống.
Cà phê Robusta có vị đắng đậm, hàm lượng cafein cao giúp tỉnh táo nhanh chóng nên được nhiều người thích. Về cách rang cũng có sự khác biệt, Robusta phải được rang đậm, hoặc rang cực đậm và chúng thường được tẩm thêm bơ để có vị đậm đà của cà phê pha.
Những thông tin chia sẻ trên giúp cho bà con hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm của loại cà phê Robusta. Từ đó giúp bà con cân nhắc để chọn loại cà phê trồng phù hợp. Chúc bà con đạt được năng suất cao.
Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp
Tin tức khác:
- Bệnh rỉ sắt trên cây sầu riêng: Nguyên Nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hiệu quả
- Bệnh khô cành trên cây sầu riêng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị hiệu quả
- NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI TỪ LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN THỨ II NĂM 2024
- LỄ HỘI SẦU RIÊNG KRÔNG PẮC LẦN II NĂM 2024 CHÍNH THỨC VÀO HỘI, THU HÚT HÀNG CHỤC NGÀN DU KHÁCH THAM QUAN
- Giá Sầu Riêng Hôm Nay Mới Nhất Tại Các Khu Vực
- Mùa Sầu Riêng Tây Nguyên Tháng Mấy? Thời Điểm Thưởng Thức Sầu Riêng Ngon Nhất