Nguyên nhân và cách trừ bệnh thối trái trên cây mít Thái

Nguyên nhân và cách trừ bệnh thối trái trên cây mít Thái
Sunday,
11/02/2024
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Bệnh thối trái trên cây mít Thái là loại bệnh mà nhiều nhà vườn gặp phải khi trồng loại cây này. Bệnh này rất phổ biến. Khi cây ra trái bỗng xuất hiện những đốt đen, sau đó dần lan rộng ra, sau một thời gian làm cho trái mít bị thối và nhũn. Vậy nguyên nhân nào gây ra và cách phòng trừ như thế nào? Hãy cùng đọc hết bài viết này để biết nhé.

1. Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Nguyên nhân

Bệnh thối trái mít Thái thường là do loại nấm Rhizopus Nigricans gây ra. Bệnh thối này thường được sinh ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng hay mưa nhiều. Đặc biệt, đối với những vườn cây rậm rạp và đất thoát nước kém. Bệnh thối trái trên cây mít Thái sẽ lan nhanh hơn khi có gió và mưa. 

Yếu tố nguồn nước cũng là nguyên nhân gây ra sự lây lan và phát tán nấm cho các cây trong vườn. Nấm này chủ yếu lưu tồn trong nước, đất hay trong những bộ phận bị bệnh thối trái trên cây mít Thái. 

Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Nguyên nhân

Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Nguyên nhân

Việc cây mít mất đi sự cân đối trong việc bón phân, bị rối loạn dinh dưỡng, những vi khuẩn tấn công trong các mạch trái cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thối trái trên cây mít Thái. 

Xem thêm: Cách trồng mít Thái đạt được năng suất cao

2. Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Dấu hiệu bệnh

Bệnh thối trái trên cây mít Thái thường sẽ có 2 loại là bệnh thối nhũn và bệnh thối trái non. Trong hai loại bệnh trên thì bệnh thối trái non thường rất hay gặp phổ biến ở các vườn. Loại bệnh này thường gây hại trên bộ phận hoa, trái non. Dần dần lan ra và làm cho trái bị đen, thối và rụng đi. 

Đối với bệnh thối trái non có các vết bệnh sản sinh với các sợi nấm hay các túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh thối trái trên cây mít Thái xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của trái trên cây và lan ra rất nhanh từ trái trong cùng một cây đến trái trong cùng một vườn.

Ngược lại bệnh thối nhũn sẽ thường rất phổ biến trên những cây mít Thái có trái lớn. Dấu hiệu để nhận biết là trên trái có những chấm  nhỏ có màu đen. Sau đó chúng sẽ phát triển, lan rộng ra thành những vùng đen lớn hơn theo chiều dọc của trái mít và loang ra nhiều hướng khác nhau. Có những trường hợp vùng đen này ăn sâu vào các múi và làm hư cả nửa hoặc nguyên trái. Từ đó, làm cho thịt trái bên trong bị nhừ và nhũn.

Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Dấu hiệu bệnh

Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Dấu hiệu bệnh

Bệnh thối trái trên cây mít Thái này sẽ tạo ra những tơ nấm trắng và lan ra những trái khác trong điều kiện có độ ẩm cao. Bệnh nhũn thối trái trên cây mít Thái gây hại ở những trái lớn và trái sau thu hoạch.

Xem thêm: Xơ đen trên mít: Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Cách phòng trừ bệnh

Bệnh thối trái trên cây mít Thái sẽ thường gây hại nhiều trong những điều kiện vườn trồng cây bị ẩm thấp, không có sự thông thoáng, tán của những cành cây quá rậm rạp. Với những giai đoạn mít ra hoa, ra quả rất dễ bị nấm xâm hại và tấn công. Khi có dấu hiệu bệnh thối trái trên cây mít Thái dù 1 hay 2 quả thì cũng sẽ tạo áp lực lớn cho nhưng quả còn lại cùng một cây. Vậy nên, để hạn chế bệnh thối trái trên cây mít Thái nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh bị thiệt hại.

- Cần trồng các cây mít Thái trong vườn với mật độ thấp để tạo sự thông thoáng và giúp khả năng thoát được nước tốt vào những mùa mưa.

- Thực hiện tỉa cành định kỳ, đặc biệt vào đầu mùa mưa thường các cành sẽ phát triển nhanh. Vì vậy mà nên tiến hành tỉa những cành mọc ở phía bên trong của tán lá, cành nhỏ và những cành bị còi cọc. 

- Định kỳ mỗi năm nên bổ sung thêm phân hữu cơ cùng với những chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của bệnh thối trái trên cây mít Thái. Ngoài ra, phải thường xuyên vệ sinh vườn mít và tiêu hủy những trái bị bệnh đi. Việc này sẽ giảm sự phát triển và lây lan các mầm bệnh. 

Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Cách phòng trừ bệnh

Bệnh thối trái trên cây mít Thái: Cách phòng trừ bệnh

- Khi trồng mít Thái, nên lựa chọn những giống cây khỏe mạnh, ít bị sâu hay bị bệnh.

- Tiến hành bao quả mít lại khi quả còn nhỏ.

- Để bảo vệ tốt cho cây trồng, bà con nông dân cần áp dụng những phương pháp sinh học như tăng cường thiên địch. Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc hóa học để hạn chế các nấm bệnh thối trái trên cây mít Thái khi cần thiết. 

- Các loại phân bón vừa giúp dưỡng cây, vừa giúp trị bệnh thối trái trên cây mít Thái bà con có thể tham khảo như ITALPOLLINA 70 OM, VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn, Calcibor hữu cơ…

Xem thêm: Những lợi ích của cỏ dại mang lại cho vườn cây ăn trái

Bệnh thối trái trên cây mít Thái rấy là loại bệnh xuất hiện những đóm đen, sau đó phát triển thành những vùng lớn. Với những loại bệnh này tốc độ lan truyền rất nhanh và gây thiệt hại lớn cho chủ vườn có khi phải mất trắng cả mùa vụ. Vậy nên, bệnh pháp tối ưu nhất là cần phải phòng ngừa để tránh các loại nấm bệnh thối trái trên cây mít Thái gây ra. Những thông tin trên mong sẽ giúp bà con hiểu hơn về bệnh thối trái trên cây mít Thái và cách phòng bệnh. Chúc bà con có một mùa vụ bội thu.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: