QUY TRÌNH CHUẨN CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH TẠI ĐẮK LẮK BÀ CON CẦN NHỚ

QUY TRÌNH CHUẨN CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH TẠI ĐẮK LẮK BÀ CON CẦN NHỚ
Monday,
18/09/2023
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk cũng như các khu vực trồng khác là giai đoạn cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Như tất cả các loại cây ăn quả khác thì sầu riêng sau mỗi mùa vụ ít nhiều cây sẽ trở nên suy yếu. Năng suất sầu riêng bắt đầu từ thời vụ sau thu hoạch, tuy nhiên, nhiều nhà vườn chưa ý thức được vai trò của giai đoạn này. Bà con hãy cùng Nông dược Bích Trâm tìm hiểu rõ hơn về quy trình chuẩn chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk trong bài viết này nhé!

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH TẠI ĐẮK LẮK

1. Nguyên nhân làm cây sầu riêng suy kiệt sau thu hoạch

Trong quá trình canh tác sầu riêng, không chỉ việc quản lý chăm sóc cây sau thu hoạch là quan trọng, mà còn có nhiều yếu tố cả về mặt bên ngoài và bên trong đang tác động đến sức khỏe, khả năng phát triển, và tuổi thọ của cây. Trong số những yếu tố này, có các nguyên nhân có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp và tác động kéo dài đối với sầu riêng:

- Xiết nước: biện pháp thường được sử dụng rộng rãi để để tạo khô hạn, kích thích cây ra hoa đã và đang được áp dụng cực kỳ phổ biến trong việc trồng sầu riêng. Tuy nhiên, việc xiết nước kéo dài và đậy mủ có thể gây ra tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển của cây, dẫn đến sự suy yếu dần dần và giảm tuổi thọ của cây sầu riêng.

- Kích thích ra hoa bằng hóa chất: tình trạng xử lý ra hoa vụ nghịch bằng hóa chất hiện nay khá phổ biến. Mặc dù có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất này có thể gây ra sự mất cân bằng tự nhiên đối với cây sầu riêng, tác động đến quá trình sinh trưởng của cây và thậm chí gây chết cây.

Muc-dich-cua-viec-cham-soc-sau-rieng-sau-thu-hoach-tai-Dak-LakMục đích của việc chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk

- Lạm dụng phân bón hóa học: việc lạm dụng phân bón hóa học để đạt được hiệu quả nhanh chóng có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Một tác động ngay lập tức mà việc này mang lại là sự thoái hóa đất, gây ra sự suy giảm trong hệ rễ của cây và đặc biệt là làm mất đi cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh trong đất. Điều này dẫn đến việc cây sầu riêng đề kháng kém với các tác nhân gây bệnh và sâu bệnh và có thể dẫn đến khả năng ngộ độc trong thời gian dài.

- Để nhiều trái trên cây: việc để quá nhiều quả trên cây sầu riêng để có năng suất cao dẫn đến sau mùa vụ, cây sẽ bị suy nhược đáng kể.

2. Mục đích của việc chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch

Mục tiêu chính của giai đoạn này, ưu tiên hàng đầu là khôi phục tình trạng sức khỏe của vườn sầu riêng và kích thích cho cây sầu riêng ra đọt để nuôi hoa, trái trong vụ tới. Để kích thích cho cây ra đọt tập trung, cần áp dụng một số nguyên tắc sau:

- Hạn chế tình trạng suy kiệt cây: nếu cây bị suy kiệt nặng thì có thể “thất thu” trong vụ sau hoặc cây bị suy thoái và chết.

- Tạo 2-3 cơi đọt, cành lá xum xuê để đủ năng lượng cho mùa trái tiếp theo.

II. QUY TRÌNH CHUẨN CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH TẠI ĐẮK LẮK

1. Tỉa cành, tạo tán phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk, việc tỉa cành là một phần quan trọng không thể thiếu. Việc này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cây sầu riêng, đồng thời giảm nguy cơ bị nhiễm sâu bệnh hại. Dinh dưỡng được tập trung để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch, đảm bảo cho năng suất của vụ mùa tiếp theo.

Tia-canh-tao-tan-cham-soc-sau-rieng-sau-thu-hoach-tai-Dak-LakTỉa cành, tạo tán, chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk

Đối với các vườn sầu riêng lâu năm, việc thực hiện tỉa cành càng trở nên quan trọng hơn, để hạn chế tối đa sự xuất hiện của xì mủ trên thân cây. Cắt tỉa cây bao gồm:

- Cắt tỉa chồi dại, những cuốn còn lại ở trên thân.

- Cắt bỏ cành sâu bệnh, cành già yếu, cành khô, cành vượt, cành khuất sáng.

- Để hạn chế tối đa hiện tượng nứt thân, xì mủ. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên).

- Loại bỏ những cành mọc đứng hoặc mọc ngược vào bên trong tán, những cành nằm cách mặt đất thấp hơn 1m vì những cành này thường dễ bị sâu bệnh tấn công.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật cắt tỉa cây sầu riêng đúng cách theo từng giai đoạn

2. Vệ sinh vườn

Mục đích lớn nhất của việc vệ sinh vườn là nhằm hạn chế mềm bệnh còn tồn dư trong cỏ dại, lá ủ. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn sầu riêng sau thu hoạch sẽ giúp loại bỏ một phần lá già, lá bệnh ra khỏi cành lá của cây sầu riêng. Giúp cây phát triển bình thường để kịp cho mùa vụ tới. Vì những lý do đó mà việc vệ sinh vườn trở thành bước rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mùa vụ mới.

Ve-sinh-vuon-cham-soc-sau-rieng-sau-thu-hoach-tai-Dak-LakVệ sinh vườn, chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk

Trong thời gian thực hiện vệ sinh vườn sầu riêng, bà còn cần tiến hành dọn dẹp xung quanh vườn, đặc biệt là dọn dẹp cỏ dại, để vườn thông thoáng và hạn chế côn trùng tấn công cây ở thời điểm nhạy cảm này. Cách tốt nhất là dọn dẹp thủ công (làm cỏ bằng tay, cắt cỏ bằng máy,..).

- Đầu tiên là cần gom bỏ những lá ủ còn tồn dư lại dưới gốc cây sầu riêng.

- Tỉa bỏ những cành sầu riêng bị sâu bệnh, cành khô, cành mọc vượt che khuất ánh sáng.

- Cần đảm bảo cây sầu riêng được thông thoáng để gio và nắng có thể len vào cây.

3. Bón vôi cho cây sầu riêng sau thu hoạch

Mục đích của việc bón vôi cho vườn cây sầu riêng sau thu hoạch là nhằm nâng pH cho đất, diệt trừ một số bào tử nấm khuẩn trong và trên mặt đất. Công dụng của vôi đối với cây trồng không thể bỏ qua chính là ức chế nấm bệnh. Khi đất bạc màu, đất trở nên chua, điều này thúc đẩy sự phát triển của nấm bệnh trong đất. Bón vôi để cải tạo đất là một trong những biện pháp hạn chế sự phát triển của các loại nấm nguy hiểm.

Sau khi dọn sạch cỏ dại, lá ủ, vệ sinh vườn sạch sẽ, bà con tiến hành sử dụng vôi bột để bón. Trung bình mỗi cây bón từ 4-6kg vôi bột. Nguyên tắc: bón rải đều toàn bề mặt vườn đối với vườn trồng thuần mỗi cây sầu riêng. Bón rải đều từ gốc ra đến quá mép ngoài tán lá khoảng 1,5m đối với vườn cây trồng xen cây cà phê hoặc hồ tiêu. Sau bón, nếu đất khô hoặc không có mưa thì phải tưới nước để vôi tan và thấm vào tầng đất canh tác.

4. Xới mô, kích rễ, phục hồi bộ rễ cho cây sầu riêng sau thu hoạch

Rễ là cơ quan quan trọng trong cây trồng, chịu trách nhiệm quản lý việc hấp thu nước và chất dinh dưỡng để cung cấp sự sống cho cây. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động tích cực để cung cấp năng lượng cho cây, bộ rễ dần bị lão hóa và chịu nhiều tổn thương do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, sự chăm sóc định kỳ và hiệu quả của bộ rễ là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cây trồng. Khi bộ rễ được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận, cây sẽ có sức kháng tốt hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.

- Thời điểm thực hiện: Ngay sau khi thu hoạch xong toàn vườn.

- Cách thực hiện: dùng cuốc hoặc chỉa 3 răng xới xáo đất, phạm vi: 1/2 – 2/3 tán cây trở ra ngoài (tính từ gốc ra), tán đến đâu thì xới đến đó. Độ sâu: khoảng 5 cm – 10 cm lớp đất bề mặt.

- Mục đích: Làm cho đất được tơi xốp và thông thoáng, bỏ rễ cũ tái tạo rễ mới, giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn.

5. Quản lý nước tưới cây sầu riêng

Nước là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi của cây sầu riêng sau thu hoạch. Nên duy trì mực nước ổn định từ 70 – 90cm.

Quan-ly-nuoc-tuoi-cham-soc-sau-rieng-sau-thu-hoach-tai-Dak-LakQuản lý nước tưới, chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk

Sau khi thu hoạch sầu riêng, quá trình chăm sóc đòi hỏi bà con phải duy trì việc tưới nước đều đặn, đồng thời duy trì sự thông thoáng trong vườn để tránh sự tích tụ nước và mức độ độ ẩm cao, điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại nấm bệnh. Ngoài ra, cung cấp đủ nước giúp cây sầu riêng hấp thụ hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng, từ đó giúp cây phục hồi nhanh chóng hơn.

>>> Xem thêm: Bỏ túi cách tưới nước cho cây sầu riêng chuẩn kỹ thuật

6. Bón phân phục hồi sầu riêng sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch sầu riêng, thời điểm này cây đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong thân, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này giúp sầu riêng phục hồi nhanh chóng sau quá trình thu hoạch và đảm bảo rằng cây sẽ đạt được năng suất tối đa trong vụ mùa tiếp theo. Một phương pháp tốt là sử dụng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa dạng và các vi lượng cần thiết cho cây, mà còn bổ sung vi sinh vật cần thiết để cải thiện sức kháng của đất. Điều này sẽ giúp cây sầu riêng phục hồi mạnh mẽ và phát triển mạnh mẽ hơn cho mùa sau.

Khi bón phân bà con nên tạo rãnh xung quanh tán, rộng 10-20cm, sâu 15-20cm rải phân  xung quanh gốc và tưới nước đẫm sau khi bón.

Lưu ý: Khi bón phân phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hoặc bón định kỳ, bà con nên bón theo tán cây và nên tạo rãnh để bón. Vừa giúp cây hấp thu hiệu quả mà lại hạn chế việc thất thoát phân.

Sau khi bón phân cây sẽ bắt đầu ra đọt non mới.

>>> Xem thêm: 6 bước cơ bản ở giai đoạn cơi đọt của cây sầu riêng

Bà con nên chú ý kiểm tra thường xuyên tình trạng của cây để kịp thời bảo vệ lá và chồi non giúp cây tăng khả năng quang hợp chuẩn bị cho một mùa trái mới đạt năng suất cao.

Trên đây là toàn bộ quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch tại Đắk Lắk bà con cần nhớ để có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả, giúp cây hồi phục, đảm bảo sinh trưởng cho vụ mùa tiếp theo. Việc chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch sẽ có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng của sầu riêng trong vụ mùa tiếp theo. Chúc bà con thành công!

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: