Tại sao bơ Đắk Lắk dẻo và ngon nhất trên thị trường?

Tại sao bơ Đắk Lắk dẻo và ngon nhất trên thị trường?
Monday,
04/03/2024
Đăng bởi: NÔNG DƯỢC BÍCH TRÂM

Bơ Đắk Lắk là loại trái cây đã quá quen thuộc với người tiêu dùng. Loại bơ này là loại trái rất giàu chất dinh dưỡng và có thể dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong bài viết này sẽ giúp bạn biết được các loại bơ Đắk Lắk phổ biến hiện nay và tại sao bơ Đắk Lắk lại dẻo và ngon nhất trên thị trường. 

1. Các loại bơ Đắk Lắk phổ biến

1.1. Bơ 034

Loại bơ Đắk Lắk này được trồng phổ biến được ưa chuộng và trồng rộng rãi tại nhiều vùng miền khác nhau, đặc biệt là ở miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên. Với hình dạng thon dài, quả bơ 034 còn được biết đến với tên gọi khác là bơ dài Đắk Lắk . 

Bơ Đắk Lắk này có đầu nhỏ và dài, chiếm đến 85% trọng lượng của quả. Với hạt quả nhỏ, phần thịt của bơ phát triển nhiều, có vị béo ngậy và không có xơ. Màu vàng váng của thịt quả tạo nên một hình ảnh hấp dẫn. Trong khi vỏ quả nhỏ, màu xanh bóng, làm cho giống bơ này trở nên rất bắt mắt. Đặc biệt, vỏ quả cứng chắc giúp kéo dài thời gian bảo quản sau khi thu hoạch, một ưu điểm quan trọng so với các giống bơ thông thường. 

Bơ 034

Bơ 034

Năng suất của cây bơ Đắk Lắk loại 034 thường đạt từ 70 đến 200 kg/cây cho những cây phát triển toàn diện. Chiều dài mỗi quả dao động từ 20 đến 35 cm.

1.2. Bơ sáp

Đây là loại bơ Đắk Lắk được trồng rất phổ biến và trở thành một trong những giống cây bơ được nhiều người chọn lựa và tiêu thụ nhiều nhất.

Quả bơ sáp có hình dạng giống như quả trứng gà, không quá tròn và cũng không quá dài. Khi chín, quả bơ có độ căng mọng và cầm rất chắc tay. Vỏ bên ngoài của bơ Đắk Lắk này có độ sần nhẹ và bóng mượt.

Phần vỏ mỏng và phần thịt bên trong của quả thường có màu vàng, với lớp thịt dày và hạt khá to, dài khoảng 5 - 6 cm và có màu nâu đậm.

Bơ sáp

Bơ sáp

1.3. Bơ Tứ Quý

Bơ Tứ Quý, hay còn được biết đến với tên gọi bơ trái vụ, xuất phát từ Đắk Lắk và được trồng một cách phổ biến tại vùng Tây Nguyên. Loại bơ này có hình dạng hình thuôn dài, với phần cuống nhỏ ở đỉnh và to dần hơn ở phần phía dưới. 

Bơ Đắk Lắk này thường có trọng lượng từ 0,5 đến 1,2 kg/quả nếu đạt tiêu chuẩn. Vỏ của bơ tứ quý khá mỏng, trơn bóng và không có cảm giác sần sùi. Hạt nhỏ và thịt của quả có màu vàng nhạt, mang lại hương thơm đặc trưng khi thưởng thức.

Bơ Tứ Quý

Bơ Tứ Quý

2. Tại sao bơ Đắk Lắk dẻo và ngon nhất trên thị trường

Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và cùng kỹ thuật canh tác, kết hợp với điều kiện khí hậu đặc biệt tại Việt Nam, đặc biệt là ở Đắk Lắk đã giúp cây bơ sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc điểm của các loại bơ Đắk Lắk rất phù hợp với vùng đất đỏ bazan cùng địa hình cao ráo có khả năng thoát nước tốt. Điều này giải thích tại sao bơ Đắk Lắk không chỉ nổi tiếng với sự dẻo và ngon nhất trên thị trường. 

Bơ Đắk Lắk không chỉ hấp dẫn bởi chất lượng về hình dáng và vị ngon mà còn là nguồn dinh dưỡng phong phú. Với hàm lượng chất béo chiếm đến ¾ khối lượng của quả, nó cung cấp một nguồn dồi dào chất dinh dưỡng bao gồm kali, axit folic, đồng, vitamin C, B3, K, chất xơ, glucid và protid. Bơ Đắk Lắk không chỉ là một loại quả ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe.

>>>Xem thêm: Đặc điểm yêu cầu sinh thái của cây bơ

3. Kỹ thuật canh tác bơ Đắk Lắk

3.1. Cách trồng bơ Đắk Lắk

Hố trồng nên được đào rộng khoảng 60 cm và sâu khoảng 60 cm, đây được xem là kích thước lý tưởng. Mỗi hố cần được bón lót với 15 – 20 kg phân chuồng hoai mục (nên bổ sung phân vi sinh), 0.5 kg lân và rải vôi để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây bơ Đắk Lắk.

Mặc dù bơ Đắk Lắk có hoa lưỡng tính, nhưng chúng không nở hoa đồng loạt, do đó không thể tự thụ phấn. Vì vậy, để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái, nên trồng xen canh với một giống bơ khác trong vườn. Tỉ lệ trồng nên được duy trì 9:1.

Cách trồng bơ Đắk Lắk

Cách trồng bơ Đắk Lắk

Cây bơ Đắk Lắk mới trồng không thích hợp với địa hình có nhiều gió. Do đó, sau khi trồng cần cung cấp chắn gió và che nắng cho cây và cần tưới nước vào mùa khô. Khi mới trồng, nên tưới khoảng 10 – 20 lít nước cho mỗi cây để giữ ẩm đất. Đối với cây bơ mới trồng, nên duy trì độ ẩm và phủ gốc. Đối với các cây bơ được trồng bằng gốc ghép, tưới nước nên được thực hiện bằng phương pháp phun nước, tránh tưới đẫm trực tiếp vào gốc cây.

>>>Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ hiệu quả

3.2. Cách bón phân cho cây bơ Đắk Lắk

Cây bơ Đắk Lắk con cần được bón phân NPK khoảng 4 - 5 lần trong một năm, với liều lượng bón tùy thuộc vào tuổi của cây.

Quá trình chăm sóc cây cũng bao gồm việc thường xuyên bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh và vôi. Đặc biệt là trên những khu vực trồng cây bơ sau khi đã trồng cà phê trước đó.

Sau mỗi vụ thu hoạch, việc bón phân NPK là cần thiết, với hàm lượng đạm cao, lân nhiều, và kali ít. Điều này giúp tránh tình trạng trái nhỏ do bón kali nhiều và quá sớm. Lượng phân bón nên duy trì ở mức 1,5 – 2 kg/gốc.

Trong quá trình phát triển tiếp theo, cây bơ Đắk Lắk cần tiếp tục được bón phân NPK chuyên dụng với liều lượng cân đối. Bổ sung trung vi lượng giúp cải thiện chất lượng và trọng lượng của trái. Lượng phân bón từ 1,5 – 2 kg/gốc tiếp tục được khuyến khích.

Khi trái bắt đầu phát triển lớn hơn, việc bổ sung phân NPK cũng cần được thực hiện, với lượng bón từ 0,5 – 1,5 kg/gốc/lần. Đặc biệt, cần tăng cường hàm lượng kali cho cây trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển và chất lượng của trái.

Cách bón phân cho cây bơ Đắk Lắk

Cách bón phân cho cây bơ Đắk Lắk

>>>Xem thêm: Cách chăm sóc cây bơ ở thời kỹ ra hoa và đậu trái

Qua những chia sẻ trên đã giúp cho bà con biết thêm những loại giống trồng phổ biến của bơ Đắk Lắk và lý do lại dẻo và ngon đến vậy. Ngoài ra còn cung cấp thêm kiến thức về kỹ thuật canh tác của cây bơ. Hy vọng sẽ giúp bà con áp dụng được trong vườn của mình và chúc bà con có một mùa vụ bội thu.

Nguồn: VTNN Bích Trâm Tổng hợp


 

Viết bình luận:
Gọi đặt hàng 2: (0262)3513125 Gọi đặt hàng 1: 0974114303
popup

Số lượng:

Tổng tiền: